Thu nhập có thể coi là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các bạn trẻ sau khi ra trường và cả khi trên ghế nhà trường hay chuẩn bị chọn trường. Điều này xuất phát từ nhiều lý do như sức ép tự nuôi sống bản thân, sức ép từ gia đình, phấn đấu – ganh đua với bạn bè… Coi trọng mức lương không hề xấu, nhưng nếu quá quan tâm đến “lương”, rất có thể sẽ khiến bạn mất đi nhiều cơ hội khác.
Rất nhiều bài báo, trang web, trung tâm và thậm chí hội thảo nói nhiều về vấn đề lương của lập trình viên, thu nhập của từng nhóm nghề CNTT lên tới vài nghìn đô. Vậy sự thực là như thế nào?
Bài viết dưới đây thể hiện góc nhìn và hiểu biết cá nhân và kinh nghiệm của mình đã từng làm tổng cộng 7 năm ở FPT Software, 3 lần tham gia công ty startup và kinh nghiệm phỏng vấn 12 công ty phần mềm khác nhau
1. Lương, lương và lương
Dễ hiểu, lương là khoản tiền bạn nhận được hàng tháng cho kết quả công việc của bạn. Về cơ bản, công ty sử dụng sức lao động của bạn để kiếm lợi nhuận cho công ty. Do đó, nếu bạn càng kiếm đc nhiều cho công ty đồng nghĩa với giá trị của bạn lớn, thì lương của bạn càng cao. Tuy nhiên, về vấn đề lương, hãy thực sự để ý tới những điều sau - vấn đề mà cực nhiều bạn ko biết, đó là:
- Nhiều công ty (ví dụ công ty nước ngoài) trả 1 năm có 13 tháng lương. Nhiều công ty trả 1 năm có 13 tháng kèm thêm thưởng tết. Do đó, ko nên so sánh lương, hãy so sánh thu nhập 1 năm.
- Ví dụ lương 10M * 13 thì ko bằng lương 8M*13 + thưởng 30M
- Hãy so sánh lương theo giờ. Ví dụ, bạn làm 8 tiếng/ngày đc lương 10m thì ko cao bằng bạn làm 5 tiếng/ngày mà nhận 7m
- Lương ko đồng đều, cân bằng giữa các vùng miền, quốc gia. Lấy ví dụ lương nếu bạn làm Nhật là 60m (3000$), nhưng thuê nhà mất 10m, ăn hết 200k/bữa thì cũng tương tự như ở VN nhận lương 10m, thuê nhà 2m và ăn hết 30k/bữa mà thôi. Ngay trong Việt Nam, mức chi tiêu ở Đà Nẵng cũng không cao như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, mức lương nếu bạn làm việc ở Đà Nẵng cũng ko cao bằng ở Thành phố HCM và Hà Nội. Theo 1 số thống kê và hiểu biết của mình, lương ở Thành phố HCM cao hơn ở Hà Nội từ 1.2 tới 1.5 lần
- Ngoài lương còn các giá trị khác. Ví dụ nếu bạn tham gia công ty startup. Lương chỉ là X và bạn nhận đc Y% cổ phần. Nếu công ty thành công, Y% cổ phần mang lại cho bạn 1 số tiền khá lớn. Cái này chính là việc bạn đầu tư 1 phần lương vào sự thành công của công ty, ko đo đếm được
- Hãy tính lương trong 1 khoảng thời gian dài hơn 1 năm. Ví dụ làm 5 năm liên tục, lương vẫn giữ nguyên hoặc thay đổi ko đáng kể. Điều đó không so sánh được với việc bạn vào những công ty có lương khởi điểm thấp, nhưng tỉ lệ tăng lương hàng năm cao (ví dụ 20%, 30%)
- Có những công việc mang tính ngắn hạn lương sẽ cao hơn bình thường. Ví dụ công việc chỉ cần làm gấp trong 1 năm (do đang thiếu người), bạn sẽ nhận được lương cao hơn bình thường 1.5 lần. Nếu đang cần tiền, bạn có thể cày. Ngược lại, đây chưa chắc đã phải là một lựa chọn tốt
.....
Đây chỉ là 1 số lưu ý đơn giản, để chúng ta hiểu rằng, con số to và cao chưa chắc đã là “giỏi”. Bạn cần so sánh, tính toán (thiên về số học, tỉ suất) rất nhiều để biết thực sự bạn đang được trả lương như thế nào.
2. Lương bao nhiêu là hợp lý?
Với hiểu biết của mình, lương hợp lý là như thế này:
- Nếu làm việc ở 1 công ty việt nam, chủ quản là người Việt Nam thì hệ số là 1. Công ty có trụ sở ở Việt Nam nhưng vốn nước ngoài hệ số là 1.2-1.5 (cao hơn công ty kia 1 .2 tới 1.5 lần). Trường hợp bạn làm từ xa với công ty nước ngoài thì hệ số cũng là 1.3 cho tới 2. Bạn sang nước ngoài làm việc thì hệ số có thể cao hơn (từ 2-5 tuỳ quốc gia, Sing:2-3, Nhật: 3-5, ...). Do đó, đừng so lương của 1 thằng đang làm ở Mỹ hay Nhật so với Việt Nam. Vì 1 cốc nước của nó cũng mua đắt hơn cốc nước của bạn chục lần ý chứ.
- Lương tuỳ vào trình độ và số năm kn làm việc. Mình đang đưa ra khoảng lương ở cty thuần VN (hệ số là 1 như sau)
- + 0-1 năm kinh nghiệm: 5 - 10M (lập trình viên)
- + 1-3 năm kinh nghiệm: 12 - 24M (junior developer)
- + 3-5 năm kinh nghiệm: 20 - 35M (senior developer)
- + >5 năm kinh nghiệm: 30M - 100M (tuỳ thuộc trình độ, nhóm nghề, khả năng, nhóm này có dao động lớn)
Do đó, những bài báo nói về việc lương 3000$ là hoàn toàn hợp lý. Một là bạn có nhiều năm kinh nghiệm và có kĩ năng. Hai là bạn làm ở những công ty vốn nước ngoài hoặc làm ở nước ngoài
Có 1 điều chắc chắn: nếu bạn mới ra trường và làm ở Việt Nam, thì đạt mức lương 1000$ đã là rất cao thủ rồi đó
3. Học gì để lương cao?
Như nói ở trên, lương cao là do bạn. Nếu bạn có kỹ năng, bạn làm được nhiều tiền cho công ty, thì lương của bạn cao. Nó giống như 1 cuộc mua bán, thứ trao đổi là sức lao động và tri thức của bạn
- Nếu làm việc với công ty nước ngoài, chắc chắn bạn cần ngoại ngữ. Làm việc với Nhật thì học tiếng Nhật, còn lại đa số bạn cần tiếng Anh. Singapore yêu cầu tiếng Anh thấp hơn Mỹ 1 chút.
- Dưới 2 năm kinh nghiệm, do kinh nghiệm của bạn ít, các công ty cần bạn nắm chắc kiến thức cơ bản (chiếm 70% trọng số), nhiều năm kinh nghiệm hơn thì kiến thức cơ bản chỉ chiếm 20-30% trọng số. Kiến thức cơ bản gồm: lập trình hướng đối tượng,thuật toán
- , database, design pattern, mạng máy tính.
- Trên 2 năm kinh nghiệm, bạn cần có kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm làm việc liên quan. Ví dụ làm frontend thì biết về frontend, làm database thì biết nhiều về Database. Nhiều công ty cần bạn biết thiết kế, kiến trúc.
Nếu muốn lương cao, bên cạnh kỹ năng cứng, kỹ năng mềm cũng rất quan trọng. Dưới 2 năm kinh nghiệm, bạn cần nói năng lưu loát, làm việc nhóm tốt, trình bày mạch lạc. Cao hơn, bạn cần biết ít nhiều về quản lý, phân tích yêu cầu, quản lý thời gian, làm kế hoạch, thuyết trình, ...
Tạm kết
Nếu lương/thu nhập đang là vấn đề bạn quan tâm số 1, thì bên trên chỉ là một số lưu ý giúp bạn định giá và so sánh lương của mình. Điều quan trọng hơn cả, đó là, sau vài năm, bạn nhận ra rằng, lương hay tiền không phải là tất cả. Ngoài lương, còn có rất nhiều những yếu tố phụ khác khiến bạn có thể khiến bạn có tinh thần để làm việc lâu dài và kéo dài được tuổi thọ của nghề IT – cái nghề vốn rất khô khan và bạc bẽo này. Đó là yếu tố như văn hóa công ty, quan hệ đồng nghiệp, đời sống tinh thần được công ty chăm sóc ra sao. Yếu tố quan trọng hơn cả, mà bạn nên cân nhắc – so với tiền- lương, đó là tương lai, là cơ hội mà bạn có được sau cả quá trình làm việc.
Và điều tôi muốn nói rằng, bạn sẽ không thể sống cả đời và giàu bằng lương. Hãy chọn cho mình 1 mục tiêu dài hạn, và kế hoạch cho từng giai đoạn trong sự nghiệp của mình.